ĐẠI HỌC NGÔN NGỮ BẮC KINH
Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh là trường
đại học trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Trường được đặt ở khu trung tâm công
nghệ cao Trung Quan Thôn với diện tích xây dựng gần 60000m2, trang thiết bị giảng
dạy tiên tiến, giao thông thuận tiện, điều kiện sinh hoạt và học tập tiện nghi,
yên tĩnh,thoải mái.
Trường được thành lập vào năm
1962. Tháng 6 năm 1964 trường có tên là Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh, tháng 6 năm
1996 trường đổi tên là Đại học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh, đến năm 2002 trường
đơn giản tên gọi thành Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (viết tắt là Bắc Ngữ).
Bắc Ngữ là trường Đại học có tính
quốc tế và là trường đại học duy nhất tại Trung Quốc dùng Giáo dục Hán Ngữ Quốc
tế; tiến hành đào tạo tiếng Hán và văn hóa Trung Hoa cho các lưu học sinh đến
Trung Quốc học tập, thường được gọi là “Tiểu Liên Hợp Quốc”.Hiện nay, Đại học
Ngôn ngữ Bắc Kinh trở thành một bầu trời xanh cho những nghiên cứu văn hóa và
nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, đồng thời cũng là nơi đào tạo các nhân tài cao cấp
liên quan đến các công việc có tính hướng ngoại của Trung Quốc.
Trải qua 50 năm xây dựng và phát
triển, Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh đã đào tạo hơn 150 nghìn lưu học sinh nước
ngoài, giúp họ sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Trung và hiểu rõ về văn hóa
Trung Hoa. Bắc Ngữ có lịch sử dài nhất, qui mô lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục
văn hóa Trung Hoa và tiếng Hán đối ngoại.
Hiện nay, trường có hơn 1200 giáo
viên, trong đó giáo viên và nhân viên nghiên cứu khoa học có hơn 700 người, và
có hơn 300 người là quản lý cao cấp. Đồng thời, trường còn mời rất nhiều các học
giả nổi tiếng ở trong ngoài nước, và các chuyên gia nước ngoài. Những năm 90 của
thế kỷ 20 trở lại đây, công tác bồi dưỡng nhân tài không ngừng mở rộng, ngành học
gồm có 7 ngành và bao gồm: văn học, kinh tế học, pháp luật học, lịch sử học,
giáo dục học, công trình học và quản lý học.
Cùng với việc Trung Quốc không ngừng
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, mà trường có liên hệ
chặt chẽ, rộng rãi đối với các đối tác trên thế giới. Hiện nay, trường có quan
hệ hợp tác với hơn 280 trường đại học nằm trên 50 quốc gia, tạo nên một hình
thái giáo dục quốc tế đa phương diện, nhiều lĩnh vực, có chiều sâu và vô cùng
hiệu quả. Hiện nay, mỗi năm trường có gần 8000 lưu học sinh đến từ hơn 120 quốc
gia và hơn 4000 sinh viên Trung Quốc nghiên cứu học tập tại trường.
Có không ít những sinh viên tốt
nghiệp Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh đã trở thành các nhà báo, học gia tiếng Hán,
nhà ngoại giao nổi tiếng. Trong đó có 14 vị đã từng đảm nhiệm chức Đại sứ đặc mệnh
toàn quyền của các quốc gia đóng tại Trung quốc, hơn 30 vị hiện đang là các
quan chức ngoại giao cao cấp của Đại sứ quán các nước. Ngoài ra, còn có hơn
3000 học tử Trung Quốc hiện đang hoạt động ở mọi lĩnh vực như ngoại giao, quản
lý, giáo dục…
A. CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Học sinh chuyên khoa Hán ngữ
(chuyên sâu về lĩnh vực thương mại, xã hội, du lịch, thư ký), thời gian học 2
năm.
Hệ đại học chính quy học 4 năm gồm
15 chuyên ngành:
– Hán ngữ (chuyên sâu về phiên dịch
và kinh tế thương mại, song ngữ Hán Anh)
– Ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc
– Tiếng Anh
– Tiếng Pháp
– Tiếng Nhật
– Tiếng Tây Ban Nha
– Tiếng Ả rập
– Tiếng Triều Tiên (chuyên sâu về
tiếng Hàn)
– Tiếng Hán đối ngoại
– Tiếng Đức
– Ngôn ngữ văn học tiếng Hán
– Kỹ thuật và khoa học máy tính
– Tài chính ngân hàng
– Quản lý thông tin
– Kế toán
– Hội hoạ Trung Quốc
Nghiên cứu sinh thạc sỹ học 3 năm
gồm 14 chuyên ngành:
– Chính trị quốc tế (nghiên cứu về
Liên hợp quốc, quan hệ ngoại giao Trung quốc với nước ngoài, tình hình đất nước
Trung Quốc hiện tại)
– Sư phạm tiếng Hán ( nghiên cứu về lý luận, giáo trình và cách giảng dạy tiếng Hán ở mọi trình độ: sơ, trung,cao cấp)
– Văn nghệ học (nghiên cứu: văn
hoá thẩm mỹ, lý luận văn học cổ đại Trung Quốc, nghiên cứu so sánh văn luận
Trung Tây)
– Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng
dụng (nghiên cứu lý luận ngôn ngữ học ứng dụng, ngôn ngữ ứng dụng và ngôn ngữ học
xã hội, ngữ pháp tiếng Hán, địa lý ngôn ngữ, xử lý thông tin ngôn ngữ)
– Văn tự ngôn ngữ tiếng hán
(nghiên cứu ngữ âm, văn tự, ngữ pháp, từ vựng, phương ngôn, lịch sử tiếng Hán,
Hán ngữ so sánh)
– Văn hiến cổ điển Trung Quốc
(nghiên cứu về văn hiến văn học cổ đại, văn hiến Hán ngữ cổ đại, nguồn gốc ra đời
của các văn hiến)
– Văn học cổ đại Trung Quốc
(nghiên cứu về văn học lưỡng Hán thời kỳ Tiên Tần, văn học thời Tống, Đường, bắc
ngu, phổ)
– Văn học các thời nhà Nguyên,
Minh, Thanh và lý luận văn học cổ đại Trung Quốc)
– Văn học hiện đại Trung Quốc.
– Văn học so sánh và văn học thế
giới( nghiên cứu so sánh lý luận văn học Trung Tây, Trung Mỹ, Trung Anh, Trung
Pháp, Trung Nhật )
– Văn học ngôn ngữ tiếng Anh
(nghiên cứu văn học Anh, Mỹ; so sánh Hán Anh)
– Văn học ngôn ngữ tiếng Pháp
(nghiên cứu văn học Pháp, ngôn ngữ và phiên dịch, so sánh Hán Pháp)
– Văn học ngôn ngữ tiếng Nhật (nghiên cứu văn học Nhật, chuyền dịch đồng âm Hán Nhật, so sánh Hán Nhật)
– Ngôn ngữ học nước ngoài và ngôn
ngữ học ứng dụng (nghiên cứu lý luận ngôn ngữ học, ngôn ngữ học nhân loại, ngôn
ngữ học xã hội, phiên dịch học, lý luận sư phạm ngoại ngữ, so sánh Hán ngữ và
các ngôn ngữ khác)
– Lịch sử chuyên môn (nghiên cứu
lịch sử tư tưởng Trung Quốc, lịch sử chế độ Trung Quốc, lịch sử giao lưu văn
hoá Trung Ngoại, lịch sử nghệ thuật Trung quốc, phong tục tập quán nhân dân
Trung Quốc)
Nghiên cứu sinh tiến sỹ: học 3
năm gồm 3 chuyên ngành
– Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng
dụng (nghiên cứu lý luận ngôn ngữ học, ngông ngữ ứng dụng và ngôn ngữ học xã hội,
sư phạm tiếng Hán, xử lý thông tin ngôn ngữ, ngôn ngữ công trình)
– Văn học so sánh và văn học thế
giới (nghiên cứu so sánh lý luận văn học hiện đại Trung Tây, Trung Mỹ, Trung
Anh, Trung Pháp, Trung Nhật )
– Văn học cổ đại Trung Quốc
(nghiên cứu về nghệ thuật thơ ca các thời Tống, Đường, nguỵ , phổ Trung Quốc,,
văn hiến và văn học lưỡng Hán thời Tiên Tần, ý thức phê bình và các học phái,
trào lưu văn thơ thời Minh, Thanh Trung Quốc, văn hoá thẩm mỹ và văn học cổ đại
Trung Quốc).
Tu nghiệp sinh cao cấp : học một
học kỳ trở lên.
Học viên có thể chọn học các
chuyên ngành của bậc thạc sỹ hoạc tiễn sỹ.
Tu nghiệp sinh phổ thông: học 1-
2 năm
Ngoài môn văn hoá ngôn ngữ tiếng
Hán, căn cứ vào yêu cầu khác nhau của học sinh nhà trường sẽ thiết đặt các môn
văn hoá khác nhau.
Lớp nghiên cứu và tu nghiệp Hán
ngữ, văn hoá hệ ngắn hạn:
Căn cứ vào thời gian và yêu cầu của
đoàn thể nhà trường sẽ học các môn như: Hán ngữ, lịch sử Trung quốc, triết học,
lịch sử văn học Trung Quốc, Hí khúc, Phong tục tập quán nhân dân Trung Quốc,
Kinh tế đương đại Trung Quốc, tình hình Trung Quốc hiện tại, địa lý du lịch
Trung Quốc, kiến trúc cây cảnh, giao lưu văn hoá Trung Ngoại, Thư pháp, Hội hoạ,
võ thuật, khí công, khái quát về Trung Quốc
B.
CHI PHÍ
Học phí |
20000 tệ/năm(học bằng tiếng Trung);22000 tệ/năm (học bằng tiếng Anh) |
Ký túc xá |
600-1600 tệ/tháng/người |
Bảo hiểm |
800 tệ/người/năm |
Phí ghi danh |
400 tệ |
Sách vở |
150 – 250 tệ |
Sinh hoạt phí |
900 – 1500 tệ/tháng |
C. CÁC
HỌC BỔNG CỦA TRƯỜNG
Học bổng Trường:
Học bổng Chính phủ Trung Quốc:
- CSC – Tự chủ tuyển sinh (Hệ thạc
sĩ, tiến sĩ)
- CSC – Học bổng Song phương (Hệ
đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)
Học bổng Khổng Tử:
- Học bổng Khổng Tử loại A (Hệ đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ, 1 năm tiếng, 1 học kỳ)
- Học bổng Tân Hán Học Khổng Tử
(Hệ tiến sĩ)
D. YÊU CẦU
1.
Bằng tốt nghiệp: phổ thông trung học, đại học, thạc sĩ
2.
Học bạ / bảng điểm: tổng kết năm học hoặc GPA 7.0 trở lên
3.
Chứng chỉ yêu cầu:
-
Tiếng Hán: Hệ Đại học HSK 4-5; Thạc sĩ – Tiến sĩ: HSK 5-6
-
Tiếng Anh: IELTS > 6.0 – 7.5, TOEFL > 80, GMAT, GRE
**
Chú ý: Tùy theo chỉ tiêu ngành học, mỗi năm trường sẽ điều chỉnh yêu cầu điểm
số (GPA), HSK, Ngoại ngữ, số lượng hồ sơ ứng xét tuyển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét